Có sưu tầm được mấy mẫu đồ án CN Ché tạo máy, AE tải về xem có thể dùng được không nhé, vì time bận quá nên không lọc cho đúng đề để ae tiện lấy được
link tải: TẠI ĐÂY
Thursday, August 28, 2014
Thursday, July 24, 2014
Thursday, January 16, 2014
Sinh viên năm 4 cần biết
Chia sẻ của một sinh viên năm cuối, một năm thiêng liêng của cửa ngõ đường đời
cùng đọc để biết rằng, khi đến năm cuối, chúng ta sẽ nhận ra điều gì nhé
Kết nối với Ngô Kiên
Kỳ 8 cũng sắp là kỳ cuối rồi, vấn đề thứ nhất mình muốn chia sẻ với các bạn đó là vấn đề thực tập kĩ thuật, thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp
cùng đọc để biết rằng, khi đến năm cuối, chúng ta sẽ nhận ra điều gì nhé
Kết nối với Ngô Kiên
Dành cho những bạn học sang học kì
8, có lẽ mình viết hơi dài,
nhưng chúng đều là những kinh nhiệm, hay những bài học của riêng mình, mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng các bạn sẽ có được định hướng tốt hơn trong tương lai, và không phải đi lại vết xe đổ của mình nữa
nhưng chúng đều là những kinh nhiệm, hay những bài học của riêng mình, mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng các bạn sẽ có được định hướng tốt hơn trong tương lai, và không phải đi lại vết xe đổ của mình nữa
Kỳ 8 cũng sắp là kỳ cuối rồi, vấn đề thứ nhất mình muốn chia sẻ với các bạn đó là vấn đề thực tập kĩ thuật, thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp
-
Thực tập là giai đoạn rất quan trọng các bạn
không nên xem nhẹ vấn đề này. Mình tin rằng rất nhiều bạn cho đến bây giờ (năm
4, năm 5) chưa chắc đã biết mình ra trường sẽ làm gì, và phải chuẩn bị những
gì, liệu rằng với kiến thức mình đang có liệu có thể đảm nhiệm công việc được
giao hay không? Vậy nên thực tập là cơ hội để các bạn tiếp xúc với công việc thực
tế,học hỏi và trau dồi kinh nhiệm cho bản thân, giúp tìm đề tài tốt nghiệp cho
mình, cũng như định hướng công việc cho tương lai. Đừng lãng phí hai đợt thực tập
đấy nhé, nó cũng là điểm nhấn trong CV sau này của các bạn
-
Trước tiên các bạn hãy suy nghĩ chọn thầy cô cho
thật kĩ lưỡng, xem mình thích gì, thích được vào bộ môn nào (máy , dao, …), sau
đó hãy lựa chọn thầy cô mình muốn theo. Lưu ý các bạn khi đăng kí nên đăng kí
theo nhóm, tìm những ai mà hợp với mình, chăm chỉ chịu khó một chút thì làm việc
sau này sẽ dễ dàng hơn, nếu các bạn đăng kí riêng lẻ có thể các bạn sẽ gặp rất
nhiều khó khăn khi mà làm việc với người mà mình chưa quen, hoặc làm 1 mình một
đề tài. Các bạn đăng kí càng sớm càng tốt, càng nhận đề tài sớm thì các bạn
càng nhàn về sau này, không phải chịu áp lực về tiến độ cũng như thời gian.
Mình khuyên các bạn cứ chọn các thầy cô nghiêm khắc mà làm ;))
-
Sau khi phân theo thầy cô đã định, các bạn cần
chủ động liên hệ với thầy cô, hỏi về vấn đề thực tập kĩ thuật, tốt nghiệp cũng
như đồ án tốt nghiệp. Khi đó thầy cô sẽ định hướng cho các bạn làm những gì.
Hãy mạnh dạn trao đổi ý tưởng cũng như khó khăn với thầy cô mình giúp đỡ và đề
nghị sự giúp đỡ. Thầy cô sẽ là người đồng hành với mình trong suốt chặng đường
còn lại vậy nên đừng ngại ngần gì nhế
-
Đến đây, có hai hướng cho bạn lựa chọn, một là
các bạn tự thân vận động, tự tìm doanh nghiệp (dựa vào người quen, các mối quan
hệ xã hội …) vào thực tập tại đó, lựa chọn đề tài tốt nghiệp và làm, nếu làm tốt
có thể ra trường bạn sẽ được giữ lại làm ở đó luôn. Hai là nếu bạn thiếu thông
tin, các bạn không thể tự định hướng cho mình vậy hãy đề nghị sự giúp đỡ của thầy
cô. Thầy cô có rất nhiều kinh nhiệm, cũng như rất nhiều các mối quan hệ với các
doanh nghiệp, các xưởng cơ khí … Thầy cô sẽ gửi các bạn xuống đó làm một thời
gian để lấy kinh nhiệm thực tế. Tương tự, đề tài đồ án tốt nghiệp cũng vậy, các
bạn có thể tự lựa chọn theo đam mê, sở thích của mình, hay theo xu hướng phát
triển của xã hôi … hoặc các bạn sẽ theo định hướng của thầy cô hướng dẫn mình.
Sự lựa chọn đều nằm trong tay của các bạn.
Để có những sự lựa chọn đúng đắn, các bạn cần suy nghĩ thật kĩ lưỡng, mà điều
quan trọng nhất đó chính là vấn đề cập nhật thông tin. Đừng để đến lúc quá muộn
rồi mới nói em thông tin hơi chậm …
-
Vấn đề thứ hai mình muốn nhắc tới đó là tiến độ
ra trường của các bạn, các bạn ra trường sớm hay mộn, bằng giỏi, bằng khá hay
trung bình cũng sẽ là lựa chọn của bạn ngay lúc này. Các bạn giỏi xác định bằng
giỏi ra trường thì không nói làm gì, nhưng đối với những bạn học lực trung bình,
học chậm hay j` đó thì hãy lưu tâm một chút. Nếu các bạn nỗ lực phấn đấu thực sự
thì việc ra trường bằng khá và đúng tiến độ là hoàn toàn có thể. Ngay bây giờ hãy
lên một kế hoạch chi tiết cho bản thân, kiên trì và quyết tâm thực hiện nó và
nó sẽ không phụ lòng bạn
o
Thứ nhất, các bạn cần bình tĩnh xem lại chương
trình đào tạo cũng như xem lại bảng điểm của chính mình. Liệt kê xem mình còn
bao nhiêu môn nữa phải trả nợ, tính toán xem rằng mình học nó vào thời gian nào
(môn nào sẽ học vào hè, môn nào kẹp với học kì chính), học trong bao lâu? dự
tính sau khi trả nợ xong thì mình sẽ lên đc mấy phẩy CPA? Trước hết các bạn cứ
học trả nợ đi đã, đây là vấn đề khá mệt mỏi đó. Như mình qua hai kỳ hè và 1 kì
chính thì CPA từ 1.61 mình lên 2.34
o
Thứ hai, sau khi trả nợ xong gánh nặng của bạn đã được giảm đi một nửa,
mình xin báo cho bạn một tin vui đó là, những kì sau này bạn thực sự không cần
vất vả với những môn đại cương như vậy. Những môn chuyên ngành, tự chọn sẽ hứng
thú hơn, dễ dàng hơn và một kỳ các bạn có thể đăng kí full tín chỉ mà không lo
mình không thể ngốn hết được. Bí quyết ở đây là gì???
o
Thực ra ở đây các bạn phải lươn lẹo một chút,
các bạn phải xác định được môn nào học nặng, môn nào học nhẹ, môn nào điểm cao,
môn nào có thể đi T*** được, sau đó sắp xếp cho hợp lý. Căn cứ vào số kỳ và số
môn nặng phải học các bạn chia ra xem một kì cần phải học mấy môn nặng, nếu là
< 2 môn nặng / kỳ (7 tuần) thì ok rồi, cứ vã full tín chỉ thôi. Cũng tùy thuộc
vào khả năng chịu áp lực cũng như quyết tâm của các bạn mà đăng kí số môn cho hợp
lý. Như kì mình học là full 24 TC (11 môn + 1 môn thực tập).
o
Những môn
nặng tiêu biểu đó là đồ án môn học, hay những môn yêu cầu bài tập lớn. Nó sẽ ngốn
rất nhiều thời gian của các bạn, với những môn đó bạn cần đặc biệt lưu tâm tới tiến
độ, hãy ưu tiên sắp xếp chúng lên đầu danh sách việc cần làm, kiên trì thực hiện
và ko được bỏ cuộc. Mình biết rằng có rất nhiều bạn ko theo kịp tiến độ mà bỏ đồ
án lưng chừng, rất tốn kém khi học lại những môn này nhé! Mà một khi các bạn chậm
đồ án thì khả năng ra trường chậm là rất lớn
o
Những môn nhẹ các bạn chỉ cần đi buổi đầu, buổi
cuối và ôn thi cật lực vào những tuần cuối cùng với đám bạn, nếu bạn nào đi học
đầy đủ thì việc ôn thi càng dễ dàng hơn, riêng những môn dễ này thì các bạn điểm
phải thật cao. Tất nhiên là bạn có thể ko đi học nhưng bạn phải có một người hoặc
nhóm làm điểm dựa, để thông báo tin tức cũng như là hỗ trợ ôn thi cuối kỳ, hay
điểm danh hộ …
o
Những môn đi tiền thì nên ưu tiên đăng kí trước,
ko nhanh chân là full lớp (ăn trực nằm chờ mà đk luôn) nó sẽ là những môn gỡ điểm
cho bạn cực tốt, bạn ko phải lo trượt học đi học lại hay điểm kém gì hết nhưng
bù lại bạn chẳng thu đc gì và mai sau nếu làm đồ án có động lại nó thì bạn phải
tự cày cuốc lại thôi
o
Khi đăng kí chú ý chọn lớp mà thầy cô dễ tính
cho điểm cao, chớ có dại mà học lớp thầy khó tính (học tốt mà điểm ko bằng thằng
không biết j`!). Cái này thì ở các bạn cập nhật thông tin với nhau thôi, mình
cũng ko sành cái này lắm. Theo mình thì cứ cần cù bù thông minh, các bạn học tốt
thì thầy cô sẽ quý, mà các thầy cô dễ thì dạy cũng dễ, các bạn sẽ ko thể học hỏi
được nhiều bằng các thầy cô nghiêm khắc được.
o
Khi học các bạn nên học theo nhóm, cùng trao đổi
chia sẻ kinh nhiệm, cũng như cập nhật thông tin về tình hình học tập. Việc học
nhóm giúp bạn hiểu vấn đề nhanh hơn khi tự mình cày cuốc, mọi người chia sẽ
kinh nhiệm cho nhau, điều đó sẽ giúp các bạn không bị chán nản bỏ cuộc khi đọc
bài ko hiểu gì, hay ko bị vấp phải những lỗi cơ bản khi làm bài thi, vậy nên điểm
của các thành viên trong nhóm mà ko cao thì hơi phí! Làm việc nhóm là một kỹ
năng, hãy bồi dưỡng thêm cho mình nhé!
o
Còn vấn đề nữa đó chính là học ngoại ngữ, bạn
nào mà chưa qua tiếng anh thì gấp rút học đi nhé, chịu khó đầu tư thời gian vào
chút, ko bị hạn chế tín chỉ đk là mệt lắm. tệ hơn nữa là bị treo bằng vì một tội:
chưa qua toeic . Đồng thời nó cũng rất khó khăn cho bạn khi đi xin việc. Bạn
nào tốt tiếng anh rồi thì có thể học thêm tiếng nhật hoặc tiếng trung … Tùy
theo mình dự định làm ở đâu hay du học ở đâu
Lời cuối cùng mình muốn nói với các
bạn: Không biết các bạn đã bao giờ nghĩ rằng tại sao mình lại phải học đại học
? Tại sao mình phải học ngoại ngữ? Tại sao mình phải có bằng đỏ hoặc bằng khá
khi ra trường? Sẽ có rất nhiều ý kiến cho vấn đề này, mình thì nghĩ đơn giản như
sau: học đại học thì cơ hội mà xin được việc làm ngon, lương cao, phù hợp với bản
thân mình chắc chắn sẽ cao hơn là những bạn học cao đẳng hay trung cấp, bên cạnh
nếu có thể các bạn hãy học lên các hàm vị cao hơn: thạc sỹ, tiến sĩ … thì cơ hội
thăng tiến cũng đến với bạn nhiều hơn. Còn tại sao phải học ngoại ngữ và bằng đỏ
(khá) thì đấy là 1 phần yếu tố giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ (đại học)
khác. Các bạn thử nghĩ, cùng là sinh viên mới ra trường, cùng chuyên ngành đào
tạo, và đều phù hợp với vị trí tuyển dụng thì nhà tuyển dụng họ sẽ chọn ai? Và
khi mà có cả đống hồ sơ dự tuyển như vậy họ sẽ lọc theo hình thức nào? Liệu bạn
có qua được mà đến vòng phỏng vấn? Vậy nên, hãy cố gắng hết mình đi, cố gắng ra
trường càng sớm càng tốt, đừng lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, hãy
trang bị cho mình những gì cần thiết nhất để có thể chiến đấu với công việc sau
này. Chúc các bạn năm mới nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong
cuộc sống!
Ngô Kiên
Sunday, January 12, 2014
Kinh nghiệm học kì 5 - CTM Bách Khoa
Học kì 5 là một học kì cửa ngõ để có kiến thức nền tảng vào chuyên ngành cơ khí chế tạo. chia sẻ của Ga Hoang Thien K56 sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về học kì này
Kết nối với Ga Hoang Thien
Học kỳ 5 gồm có các
môn chính gồm : chế tạo phôi , nguyên lý máy , chi tiết máy ,
sức bền vật liệu 2 , nguyên lý gia công vật liệu , thực tập cơ khí, kỹ thuật điều
khiển tự động
Nói chung là các môn không khó lắm. cứ đi học đầy đủ + ghi chép đầy đủ đi thi kiểu gì cũng qua thôi mà :D
Chế tạo phôi : trước
mình học thầy Nguyễn Ngọc Thành , thầy
này dậy hay phết cũng dễ hiểu , ai vào thầy này chịu khó ghi chép vào .
Đi thi chỉ có trong này thôi , nội dung môn học thì gồm có 3 chương
chương 1 đúc : khái niệm đúc , đặc điểm , phân loại , các phương pháp……………
chương 1 đúc : khái niệm đúc , đặc điểm , phân loại , các phương pháp……………
Chương 2 gia công áp lực
: tương tự
Chương 3 : hàn :
đề thi giữa kỳ thì gồm có 1 câu lý thuyết + 1 câu bài tập , còn cuối kỳ thì mỗi chương sẽ có 1 câu lý thuyết + 1 câu bài tập nhé
Nguyên lý máy : môn này thấy mọi người bảo chấm điểm ảo , riêng mình thấy cũng bt, nội dung của nó kiểu kiểu như cơ học kỹ thuật 2, cơ mà nó học sâu hơn thôi , môn này toàn trắc nghiệm dễ qua cũng dễ trượt cách học là chịu khó đọc thật nhiều lý thuyết vào, cố gắng nhớ những ý chính , bài tập thì cũng dễ thôi , giữa kỳ thì gồm 4 chương đầu , và cũng dễ hơn cuối kỳ . Cuối kỳ gồm 4 chương sau . và phần bài tập cũng khó. Lời khuyên : đừng nên ham làm bài tập, cứ làm hết lý thuyết trước rồi hãng làm bài tập. môn này học thầy Bạo là ngon nhất được cái chém gió hay
Chương 3 : hàn :
đề thi giữa kỳ thì gồm có 1 câu lý thuyết + 1 câu bài tập , còn cuối kỳ thì mỗi chương sẽ có 1 câu lý thuyết + 1 câu bài tập nhé
Nguyên lý máy : môn này thấy mọi người bảo chấm điểm ảo , riêng mình thấy cũng bt, nội dung của nó kiểu kiểu như cơ học kỹ thuật 2, cơ mà nó học sâu hơn thôi , môn này toàn trắc nghiệm dễ qua cũng dễ trượt cách học là chịu khó đọc thật nhiều lý thuyết vào, cố gắng nhớ những ý chính , bài tập thì cũng dễ thôi , giữa kỳ thì gồm 4 chương đầu , và cũng dễ hơn cuối kỳ . Cuối kỳ gồm 4 chương sau . và phần bài tập cũng khó. Lời khuyên : đừng nên ham làm bài tập, cứ làm hết lý thuyết trước rồi hãng làm bài tập. môn này học thầy Bạo là ngon nhất được cái chém gió hay
Chi tiết máy : môn này
cũng toàn trắc nghiệm thôi cách tính điểm
cũng như nguyên lý máy vì nó cùng thuộc 1 bộ môn , môn này ngược lại vs nguyên
lý máy , nó toàn công thức tính toán thôi. Lý thuyết thì lại ít , cơ mà bây giờ nó có cho công thức đằng sau , nhưng
không đủ , nên mua tập bài tập của thầy vũ lê huy thư viện có bán nhé
Sức bền vật liệu II : nó cũng như sức bền 1
thôi đề thi vẫn vậy. mỗi tội giờ thì nó
là hệ thanh chứ ko phải 1 thanh nữa. môn này khó nhất phần nhân biểu đồ vesagin sao ấy
môn này chịu khó làm nhiều bài tập vào là ok. Học thầy nguyễn nhật thăng là ok nhất
môn này chịu khó làm nhiều bài tập vào là ok. Học thầy nguyễn nhật thăng là ok nhất
Nguyên lý gia công vật
liệu : môn này học cách gia công vật liệu như thế nào ấy nội dung chính có 3 phần
thôi : thông số hình học , kết cấu của dụng
cụ cắt, và vật liệu làm dụng cụ cắt , động học quá trình cắt , còn mấy phần còn
lại là râu ria của 3 phần trên thôi , cố gắng học hiểu sẽ được a môn này
Thực tập cơ khí : em chưa học :v
( bổ xung của admin: môn này thực tập ở nhà T, các bạn sẽ đi thực tập qua 5 or 6 xưởng với mỗi phương pháp gia công khác nhau: hàn, phay bào, tiện, CNC, Nguội ae cố gắng đi đúng mã lớp của mình, khó nhất là ban Nguội, ở ban này đi học đúng giờ không thì tạch như sung. ban này nặng nhất, còn ban chán chất là ban CNC, đến chỉ ngáp)
Kỹ thuật điều khiển tự
động : thứ 1 học thầy giang nam thì đến lớp điểm danh or làm gì thì làm. Đi thi
thì mỗi người làm 2 3 câu rồi chép của
nhau , lại còn được sử dụng tài liệu nữa , thầy này toàn A vs B yên tâm
thứ 2 vào thầy việt : đến lớp chịu khó ghi chép đầy đủ vào, linh tinh là nghỉ thi luôn . đi thi ko được dùng tài liệu ko được trao đổi bài ai vi phạm tự ý ra ngoài luôn , thi xong nhớ nộp lại bài không thầy xe bài thi ấy , thầy chấm cách làm chứ ko phải quan trọng kết quả quá đâu nhé. Kết quả sai, cách làm đúng vẫn có điểm nhá , chịu khó + chăm chỉ tý cũng được A+
thứ 2 vào thầy việt : đến lớp chịu khó ghi chép đầy đủ vào, linh tinh là nghỉ thi luôn . đi thi ko được dùng tài liệu ko được trao đổi bài ai vi phạm tự ý ra ngoài luôn , thi xong nhớ nộp lại bài không thầy xe bài thi ấy , thầy chấm cách làm chứ ko phải quan trọng kết quả quá đâu nhé. Kết quả sai, cách làm đúng vẫn có điểm nhá , chịu khó + chăm chỉ tý cũng được A+
GA HOANG THIEN
Tự động hóa thiết kế và cách học
Một môn học mà nếu các bạn năm 4 dính phải đôi khi cũng hơi mệt với nó, với bài chia sẻ hết sức ngắn gọn này của Bá Học sẽ giúp chúng ta sẽ code 1 chi tiết một cách dễ dàng hơn
Kết nối với Bá Học
Bá học CK5-K55 |
Là người kỹ
sư thì chúng ta nhiều khi phải vẽ lập đi lập lại 1 kết cấu bản vẽ mà nhiều khi
chỉ cần thay đổi số liệu. sự thủ công thường gây ra những sai lầm không lên có.
Vậy làm cách nào để nhanh mà tối ưu và có sự chính xác và khả năng điều chỉnh
nhanh. Mình khuyên các bạn lên học môn Tự Động Hóa thiết kế.
Điểm đặc biệtcủa môn này là nếu chăm và mày mò là kiếm A rất
dễ nhé. Mình và 4 người bạn đã kiểm chứng :D
Mình xin chia sẻ đôi điều về môn này.
1. Môn tự động hóa thiết kế là học code
Vlips để vẽ trên cad. Có nghĩa là lập một cái modun nhỏ để vẽ thứ mình cần vẽ
nhanh đó. Các bạn đã biết ví dụ như Line là vẽ đường thẳng thì chỉ cần L rùi vẽ.
cái này cũng tương tự thế. Mình nhập câu lệnh và các thong số thì cad sẽ vẽ cho mình theo đúng như mình đã
lập trình ( nói hơi oách tí J)
2. Học môn này bạn cần hiểu chút về kết
cấu cơ khí. Bạn lên tìm hiểu trong cuốn tính và thiết kế chi tiết máy mà mình
đã đình kèm dưới.
3. Bạn lên tư duy một chút về code vì nó
ánh hưởng đến tính ổn định của trương trình Vlips.
4. Môn này làm việc theo nhóm vì vậy các
bạn cần 1 tổ đội thật ăn ý và siêng năng. Để có thể hoàn thành công việc được
giao là đúng hạn.
5. Thành viên là nhóm trưởng thường cần
có trách nhiệm cao về nhóm và phải là người chắc về code nhất để còn ghép code
của các thành viên lại với nhau.
6. Các thành viên khi làm về phần của
mình thì lên thống nhất về điểm cơ sở để khi ghép code nhóm trưởng dễ ghép và
hoàn thành công việc nhanh hơn. Khi nộp lại nhóm trưởng cần nộp code và cả bản
vẽ chia điểm để các thành viên khác tham khảo và có sự chỉnh sửa cho hợp lý.
7. Khi bảo vệ: môn này bảo vệ không khó
khi tất cả các thành viên hiểu về code và hoàn thành công việc của mình( ý của
mình là tự làm nhé J). Thấy Quang Huy sẽ hỏi 1 số vấn đề về code. Yêu cầu chạy
demo, và random 1 vài thong số. nếu code ngon thì thầy kêu them bớt kết cấu vào
trương trình của các bạn thì các bạn phải biết sửa. còn code hỏng không chạy ổn
định thì thầy cho thời gian để sửa. ( cố gắng lên các bạn trước nhóm mình sửa
code 15 phút cứu thua hihi)
Sau đây mình hướng dẫn qua về các bước để vẽ cad bằng code
nhé.
Bước 1: các
bạn cần đọc tài liệu về Vlips mình có đính kèm phía dưới.
Bước 2: nghiên
cứu kết cấu chi tiết của mình. Tra trong cuốn tính toán thiết kế chi tiết máy
…. Và tra các công thức liên hệ giữa các thông số.
Bước 3: chia điểm. các bạn lên chia chi tiết
thành từng điểm nhỏ để khi vẽ dùng các lệnh để vẽ.
Bước 4 : viết code.
Viết code cũng giống như viết văn vậy. code Vlip không giống
bất cứ ngôn ngữ lập trình nào cả nó rất thỏa mái và dễ dùng. Nó như ngôn ngữ
ABC vậy hihi.
ü Đầu
tiên là mở bài cái nhỉ:
Các bạn đặt tên câu lệnh để gọi trương trình của các bạn
trên cad giống như L là Line hoặc C là Cent…. Các câu lệnh bắt đầu bằng 1 dấu
‘(‘ và kết thúc là một dấu ‘ )’
(defun c:bddet ()
sau đó các bạn gán các góc hay dùng như 0 45 90 180
270 .. bằng cách các bạn dùng lệnh setq
( setq
g0
0
g90 (* pi 0.5)
g180 pi
g270 (* pi 1.5)
)
Để tránh sự bắt điểm sai trên cad các bạn lên sử dụng
tọa độ và bỏ hết tất cả các phương thức bắt điểm Snap đi nhé.
(setq
osmode (getvar "osmode"))
(setvar "osmode" 0)
(setq color (getvar "cecolor"))
Sau đó các bạn sử dụng các câu lệnh để nhập thông số kết
cấu bài của các bạn
Ví dụ như của mình là bánh vít thì mình nhập các thông
số để vẽ bánh vít như (m,q, số rang bánh vít,..)
(setq mm (getreal "\n nhap modun mm
(5;6,3;8;10...<8>: "))
(if
(null mm)
(setq mm 8)
)
(initget 6)
(setq q (getreal "\n nhap q (6,3;8;10;12,5... <10>: "))
(if
(null q)
(setq q 10)
)
(initget 6)
(setq z2 (getreal "\n nhap so rang z2 <40>: "))
(if
(null z2)
(setq z2 40)
)
ü Thân
bài nào:
Các bạn dùng lệnh Setq để tạo các lien hệ về các thông
số kết cấu chi tiết ví dụ:
(setq aw (* (* mm 0.5) (+ q z2)))
;;khoang cach truc aw
(setq d2 (* mm z2)) ;;
duong kinh banh vit
(setq d1 (* mm q)) ;;duong
kinh truc vit
(setq da2 (* mm (+ z2 2))) ;;duong
kinh dinh rang banh vit
(setq da1 (* mm (+ q 2))) ;;duong
kinh dinh rang truc vit
(setq df2 (* mm (- z2 2.4))) ;;duong
kinh chan rang banh vit
(setq df1 (* mm (- q 2.4))) ;;duong
kinh chan rang truc vit
(setq dam2 (+ da2 (* 1.5 mm))) ;;
duong kinh max banh vit
…..
Sau đó là các bạn gán điểm theo tọa độ ví dụ như điểm X2 là điểm mà từ X1 quay đi 1
góc 90 đọ vói khoảng các a nào đó .
(setq x1 (getpoint "\n Chon diem tam cua
truc:")
x2 (polar x1 g90 a)
………………tùy theo kết cấu mà các bạn chia điểm.
Sau đó các bạn gán layer:
(setq
clay (getvar "clayer"))
(command "-layer" "m" "_mss.bao" "c" 7 ""
"lt" "continuous" "" "")
(command
"-layer" "m" "_mss.dut"
"c" 6 "" "lt" "hidden" ""
"")
(command
"-layer" "m" "_mss.tam"
"c" 1 "" "lt" "center" ""
"")
(command "-layer"
"m" "_mss.ren"
"c" 1 "" "lt" "continuous" ""
"")
(command "-layer"
"m" "_mss.cat"
"c" 8 "" "lt" "continuous" ""
"")
(command "-layer"
"m" "_mss.phantom"
"c" 9 "" "lt"
"phantom" "" "")
(command "-layer"
"m" "_mss.pro"
"c" 5 "" "lt" "continuous" ""
"")
(command "-layer"
"m" "_mss.text"
"c" 1 ""
"lt" "continuous" "" "")
(setvar "clayer"
clay)
Bước cuối các bạn bắt đầu
vẽ thôi. ( kết bài đó J)
Các
bạn dùng các lệnh
command để
gọi lệnh vẽ .
mình
có đăng ví dụ của nhóm mình cho các bạn tham khảo .
cảm
ơn các bạn đã đọc bài của mình. Mong sự ủng hộ từ các bạn!! ( tếu tí)
Vlip
: link download (cập nhật sau)
Tính
toán hệ dẫn động cơ khí tập 1 và 2: link download
Ví
dụ nhóm mình: link download
Friday, January 10, 2014
HƯỚNG DẪN LẬP BIỂU ĐỐ XƯƠNG CÁ
Hướng dẫn lập biểu đồ xương cá (CED)
(Công cụ không thể thiếu trong quy trình quản lý của kĩ sư công nghệ)
Biểu đồ xương cá là 1 trong 7 công cụ quản lý chất lượng rất
hiệu quả gồm histogram, pareto char, checksheet, control chart, flow chart và
scatter diagram
ỨNG DỤNG CỦA BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ
Biểu đồ xương cá là một phương pháp cho phép bạn kiểm soát tối
đa những nguyên nhân dẫn tới một vấn đề xác định. Nó dùng để: nhắc nhở bạn những
khả năng xảy ra cho một kế hoạch, giải quyết các vấn đề tận gốc rễ (chứ không
chỉ riêng triệu chứng nhìn thấy) hoặc đôi khi bạn có thể dùng như một trò giải
trí
CÁC BƯỚC TẠO BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ
1. Xác
định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề , áp dựng 5W1H (what, who, when,
where,why, how) viết vào ben phải ô giấy, sau đó kẻ một đường ngang dài để phần
vấn đề ở đầu con cá, xương sống là phần chạy của nguyên nhân (hình vẽ)
2. Xác
định các nhân tổ ảnh hưởng: với mỗi nhân tố vẽ 1 cái xương chìa ra, bạn có thể
vẽ các xương chính bằng cách đưa ra nguyên nhân tương ứng với 5w1H hoặc theo
phân loại chủ quan-khách quan hoặc theo cách mà bạn viết.
3. Tìm
ra nguyên nhân tiếp theo: ở mỗi xương nguyên nhân, trả lời câu hỏi: điều gì đã
tạo ra nguyên nhân này, và tiếp tục vẽ xương răm là các nhánh nhỏ hơn (hình vẽ)
4. Phân
tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng chúng ta sẽ nhìn nó, ngắm nó và thảo luận xem đâu
là nguyên nhân chính. Và bắt đầu cải tiến từ các nguyên nhân chính trước, nếu
nguyên nhân chính không giải quyết được, ta chuyển sang nguyên nhân tiếp theo
cho tới khi về cơ bản giải quyết được vấn đề.
CÁC CÔNG CỤ ĐỂ TẠO BẢN ĐỒ XƯƠNG CÁ
1. Với
một nhóm nhỏ và công việc gấp gáp, tốt nhất là nên vẽ bằng tay ra một tờ giấy đủ
to, nhớ phải xoay ngang tờ giấy cho nó có cảm giác trải ra và cùng thảo luận
2. Với
công việc thường xuyên phải đối mặt với giải quyết và báo cáo vấn đề chúng ta
nên sử dụng phần mềm, trong này tôi quen dùng imindmap vì nó không quá cứng nhắc
mà có thể tận dụng được ưu điểm khi dùng bản đồ tư duy
3. Với
bản báo cáo không cần dài và ít nguyên nhân, chúng ta có thể dùng word trực tiếp
qua phần: insert à smartart
và chọn biểu đồ gần giống
Sử dụng bản đồ xương cá để lập kế
hoạch học tập
Có thể nói, sau mỗi một kì thi,
chúng ta thường có xu hướng tiếc nuối vì kì thi vừa rồi khá “đuối” vì những
nguyên nhân đâu đâu, nếu chúng ta có một nhóm bạn, thì trước khi bắt đầu kì học,
chúng ta nên thảo luận một vài yếu tố dẫn tới kết quả cao và dùng tới bản đồ
xương cá để tạo ra “tuyên ngôn” cho kì học mới, tất nhiên là treo cạnh bàn học.
Chúc các bạn áp dụng thành công
p/s: nếu có thắc mắc về phần mềm hoặc cách sử dụng, xin cm ở dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với mình (danh sách thành viên bên trái)
Lưu Nhân Khải
Thursday, January 9, 2014
Kinh nghiệm học kì 7
Kinh nghiệm học kì 7
Một vài môn học kì học thứ 7 được coi là mang nặng tính may rủi
- VL chất dẻo - composit điểm khá là cao nếu cô Nam dạy, kinh nghiệm là chép bài đầy đủ, chép y hệt lời cô nói thì trong tất cả các bài thi đều lấy từ trong đó ra
- Đồ gá: + Thầy Luyến: điểm dễ, ai làm lớp trưởng mà theo thầy thì điểm chắc chắn A, có khi chẳng cần làm bài giữa kì (làm cho có thủ tục) còn lại cứ bám vào lớp trưởng kiểu gì điểm cũng sẽ từ B trở lên
+ Thầy Hảo: cao nhất là C+ , vậy nên các bạn nếu vào thầy thì chớ có chểnh mảng, không thì ăn hành
- CNC-robot công nghiệp: vào ai điểm cũng cao, đặc thù của bộ môn này là vậy, nhưng nếu không đi học đầy đủ thì khó được A môn này, còn trung bình là được B, vì cuối kì thi trắc nghiệm nên phải ôn qua chút trước khi đi thi. dành khoảng 6 tiếng tập trung ôn nhóm. ngoại trừ có THÍ NGHIỆM thì các bạn phải cẩn thận khi cài KUKA: mang USB đi cop của Thầy, về cài trực tiếp bản ở USB, các thông tin khác không cần chính xác nhưng thông tin email phải chính xác để lấy code, không được dùng gmail, hotmail, yahoomail. nên dùng nokiamail
- Tự động hóa sản xuất: Môn này ngon thì vào thầy Doanh, chép bài đầy đủ thì không lo gì cả. muốn kiếm điểm cộng lên bảng thì học phần laplace của kĩ thuật điều khiển tự động. thi thì mang cái bài mà buổi gần cuối thầy cho làm ví dụ vào mà chép. điểm khá cao (đa phần là B+)
+ còn vào thầy Linh, học bẳng tiếng anh, bảo vệ bài tập, nói chung là khó, ôn cái này phải ôn nhóm mới mong ổn thỏa.
- Kỹ thuật Thủy Khí: môn này ngang cơ với Nhiệt, học mà chủ quan là tạch. môn này học kĩ chương 2 và chương 4. học 1 kiểu mà thi một kiểu, vậy nên cố gắng làm bài tập đầy đủ và làm thật nhanh, vì khi thi đề khá xoáy. thang điểm từ tạch mà lên tới A. (vào cô Thái học sẽ dễ hiểu hơn)
- Thiết kế máy công cụ: môn này từ kì 1 năm 2013-2014 trở đi áp dụng thi trắc nghiệm, kinh nghiệm là làm bài tập cho nhuần nhuyễn thì thi chắc chắn 8 điểm cuối kì. nhưng cũng có thể sẽ tạch nếu không ôn, vì coi thi rất chặt và 2-3 thầy trông thi.
- Đồ án dao: xem tại đây
- Tự động hóa thiết kế: có bản update riêng cho các bạn
Một vài môn học kì học thứ 7 được coi là mang nặng tính may rủi
- VL chất dẻo - composit điểm khá là cao nếu cô Nam dạy, kinh nghiệm là chép bài đầy đủ, chép y hệt lời cô nói thì trong tất cả các bài thi đều lấy từ trong đó ra
- Đồ gá: + Thầy Luyến: điểm dễ, ai làm lớp trưởng mà theo thầy thì điểm chắc chắn A, có khi chẳng cần làm bài giữa kì (làm cho có thủ tục) còn lại cứ bám vào lớp trưởng kiểu gì điểm cũng sẽ từ B trở lên
+ Thầy Hảo: cao nhất là C+ , vậy nên các bạn nếu vào thầy thì chớ có chểnh mảng, không thì ăn hành
- CNC-robot công nghiệp: vào ai điểm cũng cao, đặc thù của bộ môn này là vậy, nhưng nếu không đi học đầy đủ thì khó được A môn này, còn trung bình là được B, vì cuối kì thi trắc nghiệm nên phải ôn qua chút trước khi đi thi. dành khoảng 6 tiếng tập trung ôn nhóm. ngoại trừ có THÍ NGHIỆM thì các bạn phải cẩn thận khi cài KUKA: mang USB đi cop của Thầy, về cài trực tiếp bản ở USB, các thông tin khác không cần chính xác nhưng thông tin email phải chính xác để lấy code, không được dùng gmail, hotmail, yahoomail. nên dùng nokiamail
- Tự động hóa sản xuất: Môn này ngon thì vào thầy Doanh, chép bài đầy đủ thì không lo gì cả. muốn kiếm điểm cộng lên bảng thì học phần laplace của kĩ thuật điều khiển tự động. thi thì mang cái bài mà buổi gần cuối thầy cho làm ví dụ vào mà chép. điểm khá cao (đa phần là B+)
+ còn vào thầy Linh, học bẳng tiếng anh, bảo vệ bài tập, nói chung là khó, ôn cái này phải ôn nhóm mới mong ổn thỏa.
- Kỹ thuật Thủy Khí: môn này ngang cơ với Nhiệt, học mà chủ quan là tạch. môn này học kĩ chương 2 và chương 4. học 1 kiểu mà thi một kiểu, vậy nên cố gắng làm bài tập đầy đủ và làm thật nhanh, vì khi thi đề khá xoáy. thang điểm từ tạch mà lên tới A. (vào cô Thái học sẽ dễ hiểu hơn)
- Thiết kế máy công cụ: môn này từ kì 1 năm 2013-2014 trở đi áp dụng thi trắc nghiệm, kinh nghiệm là làm bài tập cho nhuần nhuyễn thì thi chắc chắn 8 điểm cuối kì. nhưng cũng có thể sẽ tạch nếu không ôn, vì coi thi rất chặt và 2-3 thầy trông thi.
- Đồ án dao: xem tại đây
- Tự động hóa thiết kế: có bản update riêng cho các bạn
Saturday, January 4, 2014
Đồ án Dao - chia sẻ của Lập Nguyễn
Một bài chia sẻ của người cao điểm nhất kì đồ án thiết kế dụng cụ cắt vừa rồi sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan về một đồ án Dao, cũng như những chia sẻ thú vị từ quá trình làm đồ án
Kết nối với tác giả: Lập Nguyễn
Chào các bạn, những người đọc bài viết này và chuẩn
bị cho một Đồ án tiếp theo của dân Cơ Khí Bách Khoa - Đồ án Thiết kế dụng cụ công nghiệp.
Hôm nay mình mới đi bảo vệ Đồ án về, cũng vui vì kết
quả rất khả quan khi nhận được con 9 tròn trĩnh từ người hỏi bảo vệ là cô Giang
– người cũng khá “nổi tiếng” trong bộ môn *Các bạn cứ tự tìm hiểu hay lên Gúc Gồ
tìm hiểu thì biết :P*.
Được người bạn nhờ viết một đôi điều gọi là tí kinh nghiệm khi làm đồ án này, mình xin được chia sẻ để các bạn khóa sau để khi làm đồ án được thuận lợi và đạt kết quả cao nhất.
Đồ án dao là đồ án thứ 2 của dân Kỹ sư cơ khí cũng nhẹ nhàng thôi *so với các đồ án khác* nhưng nếu các bạn chủ quan, không dành thời gian cho nó thì hậu quả khó đoán trước được :D
I.
Quá Trình làm đồ án
1. Nhận đề
Đầu tiên, khi nhận được đề từ thầy giáo, thầy hướng dẫn mình cho những 2 tuần gọi là “tự ngâm cứu” . sách cần dùng gồm:” Hướng dẫn thiết kế đồ án dao, Thiết kế dụng cụ công nghiệp và quyển Nguyên lý gia công vật liệu”. Nếu bạn nào quên các kiến thức cơ bản như thế nào là góc trước, góc sau, góc sắc, góc cắt, mặt phẳng trước, sau…. Thì lôi cuốn nguyên lý gia công ra mà xem khi nào chắc chắn rồi thì qua bước tiếp theo. *Còn bạn nào lười thì next sang mục 2*
Tiếp theo, bạn xem đề bài yêu cầu mình làm những con dao gì *cái này rõ, đọc đề phát biết dao gì luôn ^^* rồi lôi quyển Hướng dẫn thiết kế đồ án dao ra, tra mục lục đến con dao cần thiết kế và đọc, lúc đó bạn có thể hình dung sơ qua về con dao cần thiết kế. Đồ án yêu cầu thiết kế 3 con dao, tùy từng thầy cô mà dao sẽ yêu cầu thiết kế khác nhau.
1. Nhận đề
Đầu tiên, khi nhận được đề từ thầy giáo, thầy hướng dẫn mình cho những 2 tuần gọi là “tự ngâm cứu” . sách cần dùng gồm:” Hướng dẫn thiết kế đồ án dao, Thiết kế dụng cụ công nghiệp và quyển Nguyên lý gia công vật liệu”. Nếu bạn nào quên các kiến thức cơ bản như thế nào là góc trước, góc sau, góc sắc, góc cắt, mặt phẳng trước, sau…. Thì lôi cuốn nguyên lý gia công ra mà xem khi nào chắc chắn rồi thì qua bước tiếp theo. *Còn bạn nào lười thì next sang mục 2*
Tiếp theo, bạn xem đề bài yêu cầu mình làm những con dao gì *cái này rõ, đọc đề phát biết dao gì luôn ^^* rồi lôi quyển Hướng dẫn thiết kế đồ án dao ra, tra mục lục đến con dao cần thiết kế và đọc, lúc đó bạn có thể hình dung sơ qua về con dao cần thiết kế. Đồ án yêu cầu thiết kế 3 con dao, tùy từng thầy cô mà dao sẽ yêu cầu thiết kế khác nhau.
2. Làm thuyết minh
Bây
giờ bắt tay vào làm thuyết minh, phần này khá dai dẳng vì làm đi sửa lại, tính
đi tính lại kiểm nghiệm đủ các kiểu ngon lành rồi mới chuyển qua bản vẽ.
Phần thuyết minh, tốt nhất là các bạn nên tự tìm cho mình một form chuẩn với thầy, cô đang hướng dẫn mình, nếu bí quá không được thì tìm một form cho con dao mình thiết kế và chuẩn bị chỉnh sửa…J
Tùy theo yêu cầu thông qua của từng thầy cô như hạn thông qua các con dao mà bạn phân bổ thời gian hợp lý để làm thuyết minh từng con. Vì đã có form sẵn nên các bạn cứ nhìn vào form mà thay số thôi, cái này dễ J)
Phần thuyết minh, tốt nhất là các bạn nên tự tìm cho mình một form chuẩn với thầy, cô đang hướng dẫn mình, nếu bí quá không được thì tìm một form cho con dao mình thiết kế và chuẩn bị chỉnh sửa…J
Tùy theo yêu cầu thông qua của từng thầy cô như hạn thông qua các con dao mà bạn phân bổ thời gian hợp lý để làm thuyết minh từng con. Vì đã có form sẵn nên các bạn cứ nhìn vào form mà thay số thôi, cái này dễ J)
3. Đi thông qua đồ án
Khi
xong tiến độ yêu cầu của thầy, cô giáo hướng dẫn các bạn đi in nháp ra một bản
rồi đi thông nhưng trước khi đi thông qua đồ án, đễ không bị thầy, cô “chửi” và
có ấn tượng thì các bạn nên đọc qua, tìm hiểu qua những gì trong form viết, cái
nào không hiểu thì lôi quển “Hướng dẫn thiết kế đồ án Dao hoặc Thiết kế dụng cụ
công nghiệp” ra mà đọc, có hết trong ấy, phải chịu khó tìm tòi thì mới thấm được
đôi điều, khi đi thông qua kết hợp với những hướng dẫn của thầy, cô nữa để mình
dần hoàn thiện, bổ sung hay sữa chữa những chỗ thiếu sót. Thông qua bản thuyết
minh cũng khá nhanh để còn bắt đầu chuyển qua vẽ. Một lưu ý đó là tuy đồ án này
thầy cô đều khá “dễ” nên các bạn có thể đi thông hay không nhưng theo mình các bạn nên đi, và tốt nhất
nên đi tất cả số buổi, vì trong những buổi thông qua, thầy cô đều chỉ bảo cho
mình những lỗi sai khi mình làm không hề biết do chưa có kinh nghiệm, hay thầy
cô sẽ nói cho bạn những kiến thức cực kỳ sát cho khi đi bảo vệ. Khi đi thông
qua nên ghi lại những lời thầy cô nói. Chỗ nào chưa hiểu thì hỏi ngay. Ngoài
ra, nếu có thời gian thì đi xem các thầy, cô khác nữa, vì đó là những nguồn kiến
thức cực kỳ bổ ích giúp bạn hoàn thành đồ án một cách “hoàn hảo” nhất.
3. Bản vẽ
Khi thông xong thuyết minh, được thầy cô cho phép thì bạn chuyển qua bước vẽ. Phần vẽ là quan trọng bậc nhất vì khi đi bảo vệ thầy cô chỉ nhìn vào bản vẽ đã biết bạn sai chỗ nào, kết cấu chỗ nào chưa hợp lý sẽ đối chiếu vs bản thuyết minh, còn nhìn bản vẽ ổn rồi thì thôi, nên phải đầu tư cho bản vẽ.
Đễ dễ dàng hình dung, bạn nên cần một bản vẽ mẫu trước xem kết cấu nó như thế nào cho dễ hình dung, kết hợp với phần thuyết minh cùng bản vẽ sẵn bạn dễ dàng phác thảo ra được bản vẽ của riêng mình. Lưu ý là bạn nên TỰ VẼ vì khi tự vẽ mình mới hiểu được...cách vẽ, vì nhiều chỗ nhìn qua thì dễ nhưng khi bắt tay vào vẽ thì khó phết đấy :D
Vừa
vẽ vừa kết hợp với đọc sách để tìm hiểu vì sao chỗ này lại như thế này, vì sao
lại có góc lượn, góc vát…
Dựa vào bản vẽ mẫu nhưng phải phù hợp với bản thuyết minh của mình và phải vẽ sao cho phù hợp với đề bài yêu cầu.
Dựa vào bản vẽ mẫu nhưng phải phù hợp với bản thuyết minh của mình và phải vẽ sao cho phù hợp với đề bài yêu cầu.
Xong
cơ bản thì đi in bản vẽ rồi ta lại đi thông và tiếp thu, ghi nhận những lỗi mắc
phải do thầy hướng dẫn vạch ra, và về sửa chữa tiếp cho đến khi hoàn thiện đúng
với ý thầy, cô thì thôi.
Lưu ý. Khi đi in thì nên in bản bé A3 thôi cho tiết kiệm. Khi đi thông thì nên chú ý những lỗi do thầy vạch ra, vì sao không hợp lý thì ghi lại, để ý xem thằng khác nó sai những gì, thầy bảo ntn thì ghi lại. Thầy hỏi vì sao chỗ này lại ntn, chỗ kia lại như thế kia, nếu biết *qua đọc sách, tìm hiểu trước* thì cứ chém, còn nếu không rõ thì im mà nghe thầy sẽ chỉ cho J và dĩ nhiên… ta lại ghi lại :D.
Lưu ý. Khi đi in thì nên in bản bé A3 thôi cho tiết kiệm. Khi đi thông thì nên chú ý những lỗi do thầy vạch ra, vì sao không hợp lý thì ghi lại, để ý xem thằng khác nó sai những gì, thầy bảo ntn thì ghi lại. Thầy hỏi vì sao chỗ này lại ntn, chỗ kia lại như thế kia, nếu biết *qua đọc sách, tìm hiểu trước* thì cứ chém, còn nếu không rõ thì im mà nghe thầy sẽ chỉ cho J và dĩ nhiên… ta lại ghi lại :D.
Các
bạn nên giao lưu với các nhóm có thầy cô hướng dẫn khác có cùng con dao để xem
bản vẽ họ khác mình chỗ nào, chỗ nào họ có mà mình không có thì nên thêm vào và
phải hiểu vì sao nên thêm vì sao không. Vì khi đi bảo vệ có thể gặp thầy cô đó
sẽ đỡ bị vặn hơn và giúp mình chủ động hơn.
4. Sửa chữa
Qua các buổi thông, về các bạn sẽ sữa chửa sao cho bản thuyết minh với bản vẽ phù hợp, nhìn bản vẽ phải gọn gàng, kết cấu đúng, đường nét chuẩn, căn chỉnh tỷ lệ sao cho kích thước vừa văn vs bản vẽ A1.
II.
Đi bảo vệ đồ án
1. Đọc
tài liệu
Thường
thì trước khi có lịch bảo vệ đồ án, các bạn có từ 1-2 tuần sau khi đã được thầy,
cô ký. Trong thời gian này có thể các bạn vướng lịch thi các môn khác nên mình
phải căn chỉnh thời gian sao cho hợp lý, bớt chút thời gian đọc sách mỗi ngày
và quển sách cần hơn bao giờ hết lúc này là quển Thiết Kế Dụng Cụ Công Nghiệp.
Trước hôm bảo vệ vài ba hôm, các bạn nên họp lại cùng nhau để cùng bàn luận, đưa ra các câu hỏi để giải đáp cho nhau, cái này quan trọng vì giúp mình hiểu và nhớ rất lâu, người này bổ sung cho người kia rất hiệu quả. Mấy hôm trước mình có lập 1 group trên facebook, mời cả thầy Đông vào nữa bàn luận rất sôi nổi và rất có ích *link tại đây*.
Trước hôm bảo vệ vài ba hôm, các bạn nên họp lại cùng nhau để cùng bàn luận, đưa ra các câu hỏi để giải đáp cho nhau, cái này quan trọng vì giúp mình hiểu và nhớ rất lâu, người này bổ sung cho người kia rất hiệu quả. Mấy hôm trước mình có lập 1 group trên facebook, mời cả thầy Đông vào nữa bàn luận rất sôi nổi và rất có ích *link tại đây*.
Bản thân mình trước ngày bảo vệ đọc sách rất kỹ về các vấn đề của con dao mình thiết kế về kết cấu, về dung sai cho phép, cách tính góc trước, góc sau, cách thành lập profile dao… Mình còn tìm hiểu cả về vật liệu nữa, lôi quyển Vật Liệu Kim Loại ra xem cơ tính từng loại vât liệu, cách nhiệt luyện, độ bền… phòng khi thầy cô kỹ tính hay hỏi.
2. Đi
bảo vệ
Tất
cả đã sẵn sàng cho buổi tổng tấn công vào hôm sau. Buổi trước bảo vệ các bạn
nên xem qua một lượt cả về thuyết minh, cả bản vẽ, đọc qua một lượt xem có chỗ
nào vướng mắc thì đoc sách tìm hiểu ngay, bản vẽ có sai sót chỗ nào không để kịp
thời chỉnh sửa.
Tối các bạn nên đi ngủ sớm để thư giản, sang mai dậy sớm cho đầu óc tỉnh táo, nên ăn sáng đầy đủ và…lên trường J
Khi đi bv các bạn không nên vào đầu :D để cái thằng vào đầu xem thầy cô hỏi những gì để biết…tình hình và hơn nữa sáng sớm thầy cô đang….Khỏe nên hỏi nhiều lắm :D vào gặp thầy Khỏe thì xong rồi, thầy vặn cho cả tiếng :P
Nên vào giữa giữa là được. Vào thì cứ tươi cười tự tin chào hỏi thầy cô đang hoàng. Thầy cô đưa ra câu hỏi thì không nên lo lắng, cứ bình tĩnh trả lời không nên quá nóng vội vì nóng vội sẽ làm quên đi cái đã biết và thiếu sáng suốt để suy nghĩ những cái khó. Cái nào cần chỉ vào bản vẽ thì nhìn bản vẽ còn không cứ nhìn vào thầy cô mà nói, tự tin sẽ ăn điểm cao. Nên nhớ, những cái gì không biết thì đừng có nói bừa, cái gì không chắc chắn thì đừng có nói kẻo bị xoắn cho tan tành ra dẫn đến mất điểm. Hãy nói những gì mình hiểu về cái đồ án mình đang làm, nói những gì mình biết về con dao, nói những gì mình hiểu về kết cấu con dao mình vẽ và quan trọng nhất hãy BẢO VỆ quan điểm của mình đối với các thầy cô. Vấn đề thiết kế thường hợp lý hay chưa hợp lý chứ ít có sai nên các bạn cứ tự tin lên nhé, mình là KỸ SƯ mà :D
Tối các bạn nên đi ngủ sớm để thư giản, sang mai dậy sớm cho đầu óc tỉnh táo, nên ăn sáng đầy đủ và…lên trường J
Khi đi bv các bạn không nên vào đầu :D để cái thằng vào đầu xem thầy cô hỏi những gì để biết…tình hình và hơn nữa sáng sớm thầy cô đang….Khỏe nên hỏi nhiều lắm :D vào gặp thầy Khỏe thì xong rồi, thầy vặn cho cả tiếng :P
Nên vào giữa giữa là được. Vào thì cứ tươi cười tự tin chào hỏi thầy cô đang hoàng. Thầy cô đưa ra câu hỏi thì không nên lo lắng, cứ bình tĩnh trả lời không nên quá nóng vội vì nóng vội sẽ làm quên đi cái đã biết và thiếu sáng suốt để suy nghĩ những cái khó. Cái nào cần chỉ vào bản vẽ thì nhìn bản vẽ còn không cứ nhìn vào thầy cô mà nói, tự tin sẽ ăn điểm cao. Nên nhớ, những cái gì không biết thì đừng có nói bừa, cái gì không chắc chắn thì đừng có nói kẻo bị xoắn cho tan tành ra dẫn đến mất điểm. Hãy nói những gì mình hiểu về cái đồ án mình đang làm, nói những gì mình biết về con dao, nói những gì mình hiểu về kết cấu con dao mình vẽ và quan trọng nhất hãy BẢO VỆ quan điểm của mình đối với các thầy cô. Vấn đề thiết kế thường hợp lý hay chưa hợp lý chứ ít có sai nên các bạn cứ tự tin lên nhé, mình là KỸ SƯ mà :D
Các
câu hỏi thường hay hỏi thì có một list dưới đây Ad sẽ post.
Bv xong các bạn sẽ có điểm luôn nên không phải hồi hộp nhé J
Trên là toàn bộ những gì mình đã làm trong thời gian 1 kỳ làm đồ án dao. Mong bấy nhiêu thôi sẽ giúp các bạn học tập tốt, có kết quả cao trong lần bảo vệ sắp tới. Thân ái.
Lap Nguyen
Bv xong các bạn sẽ có điểm luôn nên không phải hồi hộp nhé J
Trên là toàn bộ những gì mình đã làm trong thời gian 1 kỳ làm đồ án dao. Mong bấy nhiêu thôi sẽ giúp các bạn học tập tốt, có kết quả cao trong lần bảo vệ sắp tới. Thân ái.
Lap Nguyen
Subscribe to:
Posts (Atom)