Một bài chia sẻ của người cao điểm nhất kì đồ án thiết kế dụng cụ cắt vừa rồi sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan về một đồ án Dao, cũng như những chia sẻ thú vị từ quá trình làm đồ án
Kết nối với tác giả: Lập Nguyễn
Chào các bạn, những người đọc bài viết này và chuẩn
bị cho một Đồ án tiếp theo của dân Cơ Khí Bách Khoa - Đồ án Thiết kế dụng cụ công nghiệp.
Hôm nay mình mới đi bảo vệ Đồ án về, cũng vui vì kết
quả rất khả quan khi nhận được con 9 tròn trĩnh từ người hỏi bảo vệ là cô Giang
– người cũng khá “nổi tiếng” trong bộ môn *Các bạn cứ tự tìm hiểu hay lên Gúc Gồ
tìm hiểu thì biết :P*.
Được người bạn nhờ viết một đôi điều gọi là tí kinh nghiệm khi làm đồ án này, mình xin được chia sẻ để các bạn khóa sau để khi làm đồ án được thuận lợi và đạt kết quả cao nhất.
Đồ án dao là đồ án thứ 2 của dân Kỹ sư cơ khí cũng nhẹ nhàng thôi *so với các đồ án khác* nhưng nếu các bạn chủ quan, không dành thời gian cho nó thì hậu quả khó đoán trước được :D
I.
Quá Trình làm đồ án
1. Nhận đề
Đầu tiên, khi nhận được đề từ thầy giáo, thầy hướng dẫn mình cho những 2 tuần gọi là “tự ngâm cứu” . sách cần dùng gồm:” Hướng dẫn thiết kế đồ án dao, Thiết kế dụng cụ công nghiệp và quyển Nguyên lý gia công vật liệu”. Nếu bạn nào quên các kiến thức cơ bản như thế nào là góc trước, góc sau, góc sắc, góc cắt, mặt phẳng trước, sau…. Thì lôi cuốn nguyên lý gia công ra mà xem khi nào chắc chắn rồi thì qua bước tiếp theo. *Còn bạn nào lười thì next sang mục 2*
Tiếp theo, bạn xem đề bài yêu cầu mình làm những con dao gì *cái này rõ, đọc đề phát biết dao gì luôn ^^* rồi lôi quyển Hướng dẫn thiết kế đồ án dao ra, tra mục lục đến con dao cần thiết kế và đọc, lúc đó bạn có thể hình dung sơ qua về con dao cần thiết kế. Đồ án yêu cầu thiết kế 3 con dao, tùy từng thầy cô mà dao sẽ yêu cầu thiết kế khác nhau.
1. Nhận đề
Đầu tiên, khi nhận được đề từ thầy giáo, thầy hướng dẫn mình cho những 2 tuần gọi là “tự ngâm cứu” . sách cần dùng gồm:” Hướng dẫn thiết kế đồ án dao, Thiết kế dụng cụ công nghiệp và quyển Nguyên lý gia công vật liệu”. Nếu bạn nào quên các kiến thức cơ bản như thế nào là góc trước, góc sau, góc sắc, góc cắt, mặt phẳng trước, sau…. Thì lôi cuốn nguyên lý gia công ra mà xem khi nào chắc chắn rồi thì qua bước tiếp theo. *Còn bạn nào lười thì next sang mục 2*
Tiếp theo, bạn xem đề bài yêu cầu mình làm những con dao gì *cái này rõ, đọc đề phát biết dao gì luôn ^^* rồi lôi quyển Hướng dẫn thiết kế đồ án dao ra, tra mục lục đến con dao cần thiết kế và đọc, lúc đó bạn có thể hình dung sơ qua về con dao cần thiết kế. Đồ án yêu cầu thiết kế 3 con dao, tùy từng thầy cô mà dao sẽ yêu cầu thiết kế khác nhau.
2. Làm thuyết minh
Bây
giờ bắt tay vào làm thuyết minh, phần này khá dai dẳng vì làm đi sửa lại, tính
đi tính lại kiểm nghiệm đủ các kiểu ngon lành rồi mới chuyển qua bản vẽ.
Phần thuyết minh, tốt nhất là các bạn nên tự tìm cho mình một form chuẩn với thầy, cô đang hướng dẫn mình, nếu bí quá không được thì tìm một form cho con dao mình thiết kế và chuẩn bị chỉnh sửa…J
Tùy theo yêu cầu thông qua của từng thầy cô như hạn thông qua các con dao mà bạn phân bổ thời gian hợp lý để làm thuyết minh từng con. Vì đã có form sẵn nên các bạn cứ nhìn vào form mà thay số thôi, cái này dễ J)
Phần thuyết minh, tốt nhất là các bạn nên tự tìm cho mình một form chuẩn với thầy, cô đang hướng dẫn mình, nếu bí quá không được thì tìm một form cho con dao mình thiết kế và chuẩn bị chỉnh sửa…J
Tùy theo yêu cầu thông qua của từng thầy cô như hạn thông qua các con dao mà bạn phân bổ thời gian hợp lý để làm thuyết minh từng con. Vì đã có form sẵn nên các bạn cứ nhìn vào form mà thay số thôi, cái này dễ J)
3. Đi thông qua đồ án
Khi
xong tiến độ yêu cầu của thầy, cô giáo hướng dẫn các bạn đi in nháp ra một bản
rồi đi thông nhưng trước khi đi thông qua đồ án, đễ không bị thầy, cô “chửi” và
có ấn tượng thì các bạn nên đọc qua, tìm hiểu qua những gì trong form viết, cái
nào không hiểu thì lôi quển “Hướng dẫn thiết kế đồ án Dao hoặc Thiết kế dụng cụ
công nghiệp” ra mà đọc, có hết trong ấy, phải chịu khó tìm tòi thì mới thấm được
đôi điều, khi đi thông qua kết hợp với những hướng dẫn của thầy, cô nữa để mình
dần hoàn thiện, bổ sung hay sữa chữa những chỗ thiếu sót. Thông qua bản thuyết
minh cũng khá nhanh để còn bắt đầu chuyển qua vẽ. Một lưu ý đó là tuy đồ án này
thầy cô đều khá “dễ” nên các bạn có thể đi thông hay không nhưng theo mình các bạn nên đi, và tốt nhất
nên đi tất cả số buổi, vì trong những buổi thông qua, thầy cô đều chỉ bảo cho
mình những lỗi sai khi mình làm không hề biết do chưa có kinh nghiệm, hay thầy
cô sẽ nói cho bạn những kiến thức cực kỳ sát cho khi đi bảo vệ. Khi đi thông
qua nên ghi lại những lời thầy cô nói. Chỗ nào chưa hiểu thì hỏi ngay. Ngoài
ra, nếu có thời gian thì đi xem các thầy, cô khác nữa, vì đó là những nguồn kiến
thức cực kỳ bổ ích giúp bạn hoàn thành đồ án một cách “hoàn hảo” nhất.
3. Bản vẽ
Khi thông xong thuyết minh, được thầy cô cho phép thì bạn chuyển qua bước vẽ. Phần vẽ là quan trọng bậc nhất vì khi đi bảo vệ thầy cô chỉ nhìn vào bản vẽ đã biết bạn sai chỗ nào, kết cấu chỗ nào chưa hợp lý sẽ đối chiếu vs bản thuyết minh, còn nhìn bản vẽ ổn rồi thì thôi, nên phải đầu tư cho bản vẽ.
Đễ dễ dàng hình dung, bạn nên cần một bản vẽ mẫu trước xem kết cấu nó như thế nào cho dễ hình dung, kết hợp với phần thuyết minh cùng bản vẽ sẵn bạn dễ dàng phác thảo ra được bản vẽ của riêng mình. Lưu ý là bạn nên TỰ VẼ vì khi tự vẽ mình mới hiểu được...cách vẽ, vì nhiều chỗ nhìn qua thì dễ nhưng khi bắt tay vào vẽ thì khó phết đấy :D
Vừa
vẽ vừa kết hợp với đọc sách để tìm hiểu vì sao chỗ này lại như thế này, vì sao
lại có góc lượn, góc vát…
Dựa vào bản vẽ mẫu nhưng phải phù hợp với bản thuyết minh của mình và phải vẽ sao cho phù hợp với đề bài yêu cầu.
Dựa vào bản vẽ mẫu nhưng phải phù hợp với bản thuyết minh của mình và phải vẽ sao cho phù hợp với đề bài yêu cầu.
Xong
cơ bản thì đi in bản vẽ rồi ta lại đi thông và tiếp thu, ghi nhận những lỗi mắc
phải do thầy hướng dẫn vạch ra, và về sửa chữa tiếp cho đến khi hoàn thiện đúng
với ý thầy, cô thì thôi.
Lưu ý. Khi đi in thì nên in bản bé A3 thôi cho tiết kiệm. Khi đi thông thì nên chú ý những lỗi do thầy vạch ra, vì sao không hợp lý thì ghi lại, để ý xem thằng khác nó sai những gì, thầy bảo ntn thì ghi lại. Thầy hỏi vì sao chỗ này lại ntn, chỗ kia lại như thế kia, nếu biết *qua đọc sách, tìm hiểu trước* thì cứ chém, còn nếu không rõ thì im mà nghe thầy sẽ chỉ cho J và dĩ nhiên… ta lại ghi lại :D.
Lưu ý. Khi đi in thì nên in bản bé A3 thôi cho tiết kiệm. Khi đi thông thì nên chú ý những lỗi do thầy vạch ra, vì sao không hợp lý thì ghi lại, để ý xem thằng khác nó sai những gì, thầy bảo ntn thì ghi lại. Thầy hỏi vì sao chỗ này lại ntn, chỗ kia lại như thế kia, nếu biết *qua đọc sách, tìm hiểu trước* thì cứ chém, còn nếu không rõ thì im mà nghe thầy sẽ chỉ cho J và dĩ nhiên… ta lại ghi lại :D.
Các
bạn nên giao lưu với các nhóm có thầy cô hướng dẫn khác có cùng con dao để xem
bản vẽ họ khác mình chỗ nào, chỗ nào họ có mà mình không có thì nên thêm vào và
phải hiểu vì sao nên thêm vì sao không. Vì khi đi bảo vệ có thể gặp thầy cô đó
sẽ đỡ bị vặn hơn và giúp mình chủ động hơn.
4. Sửa chữa
Qua các buổi thông, về các bạn sẽ sữa chửa sao cho bản thuyết minh với bản vẽ phù hợp, nhìn bản vẽ phải gọn gàng, kết cấu đúng, đường nét chuẩn, căn chỉnh tỷ lệ sao cho kích thước vừa văn vs bản vẽ A1.
II.
Đi bảo vệ đồ án
1. Đọc
tài liệu
Thường
thì trước khi có lịch bảo vệ đồ án, các bạn có từ 1-2 tuần sau khi đã được thầy,
cô ký. Trong thời gian này có thể các bạn vướng lịch thi các môn khác nên mình
phải căn chỉnh thời gian sao cho hợp lý, bớt chút thời gian đọc sách mỗi ngày
và quển sách cần hơn bao giờ hết lúc này là quển Thiết Kế Dụng Cụ Công Nghiệp.
Trước hôm bảo vệ vài ba hôm, các bạn nên họp lại cùng nhau để cùng bàn luận, đưa ra các câu hỏi để giải đáp cho nhau, cái này quan trọng vì giúp mình hiểu và nhớ rất lâu, người này bổ sung cho người kia rất hiệu quả. Mấy hôm trước mình có lập 1 group trên facebook, mời cả thầy Đông vào nữa bàn luận rất sôi nổi và rất có ích *link tại đây*.
Trước hôm bảo vệ vài ba hôm, các bạn nên họp lại cùng nhau để cùng bàn luận, đưa ra các câu hỏi để giải đáp cho nhau, cái này quan trọng vì giúp mình hiểu và nhớ rất lâu, người này bổ sung cho người kia rất hiệu quả. Mấy hôm trước mình có lập 1 group trên facebook, mời cả thầy Đông vào nữa bàn luận rất sôi nổi và rất có ích *link tại đây*.
Bản thân mình trước ngày bảo vệ đọc sách rất kỹ về các vấn đề của con dao mình thiết kế về kết cấu, về dung sai cho phép, cách tính góc trước, góc sau, cách thành lập profile dao… Mình còn tìm hiểu cả về vật liệu nữa, lôi quyển Vật Liệu Kim Loại ra xem cơ tính từng loại vât liệu, cách nhiệt luyện, độ bền… phòng khi thầy cô kỹ tính hay hỏi.
2. Đi
bảo vệ
Tất
cả đã sẵn sàng cho buổi tổng tấn công vào hôm sau. Buổi trước bảo vệ các bạn
nên xem qua một lượt cả về thuyết minh, cả bản vẽ, đọc qua một lượt xem có chỗ
nào vướng mắc thì đoc sách tìm hiểu ngay, bản vẽ có sai sót chỗ nào không để kịp
thời chỉnh sửa.
Tối các bạn nên đi ngủ sớm để thư giản, sang mai dậy sớm cho đầu óc tỉnh táo, nên ăn sáng đầy đủ và…lên trường J
Khi đi bv các bạn không nên vào đầu :D để cái thằng vào đầu xem thầy cô hỏi những gì để biết…tình hình và hơn nữa sáng sớm thầy cô đang….Khỏe nên hỏi nhiều lắm :D vào gặp thầy Khỏe thì xong rồi, thầy vặn cho cả tiếng :P
Nên vào giữa giữa là được. Vào thì cứ tươi cười tự tin chào hỏi thầy cô đang hoàng. Thầy cô đưa ra câu hỏi thì không nên lo lắng, cứ bình tĩnh trả lời không nên quá nóng vội vì nóng vội sẽ làm quên đi cái đã biết và thiếu sáng suốt để suy nghĩ những cái khó. Cái nào cần chỉ vào bản vẽ thì nhìn bản vẽ còn không cứ nhìn vào thầy cô mà nói, tự tin sẽ ăn điểm cao. Nên nhớ, những cái gì không biết thì đừng có nói bừa, cái gì không chắc chắn thì đừng có nói kẻo bị xoắn cho tan tành ra dẫn đến mất điểm. Hãy nói những gì mình hiểu về cái đồ án mình đang làm, nói những gì mình biết về con dao, nói những gì mình hiểu về kết cấu con dao mình vẽ và quan trọng nhất hãy BẢO VỆ quan điểm của mình đối với các thầy cô. Vấn đề thiết kế thường hợp lý hay chưa hợp lý chứ ít có sai nên các bạn cứ tự tin lên nhé, mình là KỸ SƯ mà :D
Tối các bạn nên đi ngủ sớm để thư giản, sang mai dậy sớm cho đầu óc tỉnh táo, nên ăn sáng đầy đủ và…lên trường J
Khi đi bv các bạn không nên vào đầu :D để cái thằng vào đầu xem thầy cô hỏi những gì để biết…tình hình và hơn nữa sáng sớm thầy cô đang….Khỏe nên hỏi nhiều lắm :D vào gặp thầy Khỏe thì xong rồi, thầy vặn cho cả tiếng :P
Nên vào giữa giữa là được. Vào thì cứ tươi cười tự tin chào hỏi thầy cô đang hoàng. Thầy cô đưa ra câu hỏi thì không nên lo lắng, cứ bình tĩnh trả lời không nên quá nóng vội vì nóng vội sẽ làm quên đi cái đã biết và thiếu sáng suốt để suy nghĩ những cái khó. Cái nào cần chỉ vào bản vẽ thì nhìn bản vẽ còn không cứ nhìn vào thầy cô mà nói, tự tin sẽ ăn điểm cao. Nên nhớ, những cái gì không biết thì đừng có nói bừa, cái gì không chắc chắn thì đừng có nói kẻo bị xoắn cho tan tành ra dẫn đến mất điểm. Hãy nói những gì mình hiểu về cái đồ án mình đang làm, nói những gì mình biết về con dao, nói những gì mình hiểu về kết cấu con dao mình vẽ và quan trọng nhất hãy BẢO VỆ quan điểm của mình đối với các thầy cô. Vấn đề thiết kế thường hợp lý hay chưa hợp lý chứ ít có sai nên các bạn cứ tự tin lên nhé, mình là KỸ SƯ mà :D
Các
câu hỏi thường hay hỏi thì có một list dưới đây Ad sẽ post.
Bv xong các bạn sẽ có điểm luôn nên không phải hồi hộp nhé J
Trên là toàn bộ những gì mình đã làm trong thời gian 1 kỳ làm đồ án dao. Mong bấy nhiêu thôi sẽ giúp các bạn học tập tốt, có kết quả cao trong lần bảo vệ sắp tới. Thân ái.
Lap Nguyen
Bv xong các bạn sẽ có điểm luôn nên không phải hồi hộp nhé J
Trên là toàn bộ những gì mình đã làm trong thời gian 1 kỳ làm đồ án dao. Mong bấy nhiêu thôi sẽ giúp các bạn học tập tốt, có kết quả cao trong lần bảo vệ sắp tới. Thân ái.
Lap Nguyen