Thursday, January 16, 2014

Sinh viên năm 4 cần biết

Chia sẻ của một sinh viên năm cuối, một năm thiêng liêng của cửa ngõ đường đời
cùng đọc để biết rằng, khi đến năm cuối, chúng ta sẽ nhận ra điều gì nhé


Kết nối với Ngô Kiên
Dành cho những bạn học sang học kì 8, có lẽ mình viết hơi dài,
 nhưng chúng đều là những kinh nhiệm, hay những bài học của riêng mình, mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng các bạn sẽ có được định hướng tốt hơn trong tương lai, và không phải đi lại vết xe đổ của mình nữa

          Kỳ 8 cũng sắp là kỳ cuối rồi, vấn đề thứ nhất mình muốn chia sẻ với các bạn đó là vấn đề thực tập kĩ thuật, thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp
-         Thực tập là giai đoạn rất quan trọng các bạn không nên xem nhẹ vấn đề này. Mình tin rằng rất nhiều bạn cho đến bây giờ (năm 4, năm 5) chưa chắc đã biết mình ra trường sẽ làm gì, và phải chuẩn bị những gì, liệu rằng với kiến thức mình đang có liệu có thể đảm nhiệm công việc được giao hay không? Vậy nên thực tập là cơ hội để các bạn tiếp xúc với công việc thực tế,học hỏi và trau dồi kinh nhiệm cho bản thân, giúp tìm đề tài tốt nghiệp cho mình, cũng như định hướng công việc cho tương lai. Đừng lãng phí hai đợt thực tập đấy nhé, nó cũng là điểm nhấn trong CV sau này của các bạn
-         Trước tiên các bạn hãy suy nghĩ chọn thầy cô cho thật kĩ lưỡng, xem mình thích gì, thích được vào bộ môn nào (máy , dao, …), sau đó hãy lựa chọn thầy cô mình muốn theo. Lưu ý các bạn khi đăng kí nên đăng kí theo nhóm, tìm những ai mà hợp với mình, chăm chỉ chịu khó một chút thì làm việc sau này sẽ dễ dàng hơn, nếu các bạn đăng kí riêng lẻ có thể các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mà làm việc với người mà mình chưa quen, hoặc làm 1 mình một đề tài. Các bạn đăng kí càng sớm càng tốt, càng nhận đề tài sớm thì các bạn càng nhàn về sau này, không phải chịu áp lực về tiến độ cũng như thời gian. Mình khuyên các bạn cứ chọn các thầy cô nghiêm khắc mà làm ;))
-         Sau khi phân theo thầy cô đã định, các bạn cần chủ động liên hệ với thầy cô, hỏi về vấn đề thực tập kĩ thuật, tốt nghiệp cũng như đồ án tốt nghiệp. Khi đó thầy cô sẽ định hướng cho các bạn làm những gì. Hãy mạnh dạn trao đổi ý tưởng cũng như khó khăn với thầy cô mình giúp đỡ và đề nghị sự giúp đỡ. Thầy cô sẽ là người đồng hành với mình trong suốt chặng đường còn lại vậy nên đừng ngại ngần gì nhế
-         Đến đây, có hai hướng cho bạn lựa chọn, một là các bạn tự thân vận động, tự tìm doanh nghiệp (dựa vào người quen, các mối quan hệ xã hội …) vào thực tập tại đó, lựa chọn đề tài tốt nghiệp và làm, nếu làm tốt có thể ra trường bạn sẽ được giữ lại làm ở đó luôn. Hai là nếu bạn thiếu thông tin, các bạn không thể tự định hướng cho mình vậy hãy đề nghị sự giúp đỡ của thầy cô. Thầy cô có rất nhiều kinh nhiệm, cũng như rất nhiều các mối quan hệ với các doanh nghiệp, các xưởng cơ khí … Thầy cô sẽ gửi các bạn xuống đó làm một thời gian để lấy kinh nhiệm thực tế. Tương tự, đề tài đồ án tốt nghiệp cũng vậy, các bạn có thể tự lựa chọn theo đam mê, sở thích của mình, hay theo xu hướng phát triển của xã hôi … hoặc các bạn sẽ theo định hướng của thầy cô hướng dẫn mình. Sự lựa chọn đều  nằm trong tay của các bạn. Để có những sự lựa chọn đúng đắn, các bạn cần suy nghĩ thật kĩ lưỡng, mà điều quan trọng nhất đó chính là vấn đề cập nhật thông tin. Đừng để đến lúc quá muộn rồi mới nói em thông tin hơi chậm …
-         Vấn đề thứ hai mình muốn nhắc tới đó là tiến độ ra trường của các bạn, các bạn ra trường sớm hay mộn, bằng giỏi, bằng khá hay trung bình cũng sẽ là lựa chọn của bạn ngay lúc này. Các bạn giỏi xác định bằng giỏi ra trường thì không nói làm gì, nhưng đối với những bạn học lực trung bình, học chậm hay j` đó thì hãy lưu tâm một chút. Nếu các bạn nỗ lực phấn đấu thực sự thì việc ra trường bằng khá và đúng tiến độ là hoàn toàn có thể. Ngay bây giờ hãy lên một kế hoạch chi tiết cho bản thân, kiên trì và quyết tâm thực hiện nó và nó sẽ không phụ lòng bạn
o   Thứ nhất, các bạn cần bình tĩnh xem lại chương trình đào tạo cũng như xem lại bảng điểm của chính mình. Liệt kê xem mình còn bao nhiêu môn nữa phải trả nợ, tính toán xem rằng mình học nó vào thời gian nào (môn nào sẽ học vào hè, môn nào kẹp với học kì chính), học trong bao lâu? dự tính sau khi trả nợ xong thì mình sẽ lên đc mấy phẩy CPA? Trước hết các bạn cứ học trả nợ đi đã, đây là vấn đề khá mệt mỏi đó. Như mình qua hai kỳ hè và 1 kì chính thì CPA từ 1.61 mình lên 2.34
o   Thứ hai, sau khi trả nợ xong  gánh nặng của bạn đã được giảm đi một nửa, mình xin báo cho bạn một tin vui đó là, những kì sau này bạn thực sự không cần vất vả với những môn đại cương như vậy. Những môn chuyên ngành, tự chọn sẽ hứng thú hơn, dễ dàng hơn và một kỳ các bạn có thể đăng kí full tín chỉ mà không lo mình không thể ngốn hết được. Bí quyết ở đây là gì???
o   Thực ra ở đây các bạn phải lươn lẹo một chút, các bạn phải xác định được môn nào học nặng, môn nào học nhẹ, môn nào điểm cao, môn nào có thể đi T*** được, sau đó sắp xếp cho hợp lý. Căn cứ vào số kỳ và số môn nặng phải học các bạn chia ra xem một kì cần phải học mấy môn nặng, nếu là < 2 môn nặng / kỳ (7 tuần) thì ok rồi, cứ vã full tín chỉ thôi. Cũng tùy thuộc vào khả năng chịu áp lực cũng như quyết tâm của các bạn mà đăng kí số môn cho hợp lý. Như kì mình học là full 24 TC (11 môn + 1 môn thực tập).
o    Những môn nặng tiêu biểu đó là đồ án môn học, hay những môn yêu cầu bài tập lớn. Nó sẽ ngốn rất nhiều thời gian của các bạn, với những môn đó bạn cần đặc biệt lưu tâm tới tiến độ, hãy ưu tiên sắp xếp chúng lên đầu danh sách việc cần làm, kiên trì thực hiện và ko được bỏ cuộc. Mình biết rằng có rất nhiều bạn ko theo kịp tiến độ mà bỏ đồ án lưng chừng, rất tốn kém khi học lại những môn này nhé! Mà một khi các bạn chậm đồ án thì khả năng ra trường chậm là rất lớn
o   Những môn nhẹ các bạn chỉ cần đi buổi đầu, buổi cuối và ôn thi cật lực vào những tuần cuối cùng với đám bạn, nếu bạn nào đi học đầy đủ thì việc ôn thi càng dễ dàng hơn, riêng những môn dễ này thì các bạn điểm phải thật cao. Tất nhiên là bạn có thể ko đi học nhưng bạn phải có một người hoặc nhóm làm điểm dựa, để thông báo tin tức cũng như là hỗ trợ ôn thi cuối kỳ, hay điểm danh hộ …
o   Những môn đi tiền thì nên ưu tiên đăng kí trước, ko nhanh chân là full lớp (ăn trực nằm chờ mà đk luôn) nó sẽ là những môn gỡ điểm cho bạn cực tốt, bạn ko phải lo trượt học đi học lại hay điểm kém gì hết nhưng bù lại bạn chẳng thu đc gì và mai sau nếu làm đồ án có động lại nó thì bạn phải tự cày cuốc lại thôi
o   Khi đăng kí chú ý chọn lớp mà thầy cô dễ tính cho điểm cao, chớ có dại mà học lớp thầy khó tính (học tốt mà điểm ko bằng thằng không biết j`!). Cái này thì ở các bạn cập nhật thông tin với nhau thôi, mình cũng ko sành cái này lắm. Theo mình thì cứ cần cù bù thông minh, các bạn học tốt thì thầy cô sẽ quý, mà các thầy cô dễ thì dạy cũng dễ, các bạn sẽ ko thể học hỏi được nhiều bằng các thầy cô nghiêm khắc được.
o   Khi học các bạn nên học theo nhóm, cùng trao đổi chia sẻ kinh nhiệm, cũng như cập nhật thông tin về tình hình học tập. Việc học nhóm giúp bạn hiểu vấn đề nhanh hơn khi tự mình cày cuốc, mọi người chia sẽ kinh nhiệm cho nhau, điều đó sẽ giúp các bạn không bị chán nản bỏ cuộc khi đọc bài ko hiểu gì, hay ko bị vấp phải những lỗi cơ bản khi làm bài thi, vậy nên điểm của các thành viên trong nhóm mà ko cao thì hơi phí! Làm việc nhóm là một kỹ năng, hãy bồi dưỡng thêm cho mình nhé!
o   Còn vấn đề nữa đó chính là học ngoại ngữ, bạn nào mà chưa qua tiếng anh thì gấp rút học đi nhé, chịu khó đầu tư thời gian vào chút, ko bị hạn chế tín chỉ đk là mệt lắm. tệ hơn nữa là bị treo bằng vì một tội: chưa qua toeic . Đồng thời nó cũng rất khó khăn cho bạn khi đi xin việc. Bạn nào tốt tiếng anh rồi thì có thể học thêm tiếng nhật hoặc tiếng trung … Tùy theo mình dự định làm ở đâu hay du học ở đâu
Lời cuối cùng mình muốn nói với các bạn: Không biết các bạn đã bao giờ nghĩ rằng tại sao mình lại phải học đại học ? Tại sao mình phải học ngoại ngữ? Tại sao mình phải có bằng đỏ hoặc bằng khá khi ra trường? Sẽ có rất nhiều ý kiến cho vấn đề này, mình thì nghĩ đơn giản như sau: học đại học thì cơ hội mà xin được việc làm ngon, lương cao, phù hợp với bản thân mình chắc chắn sẽ cao hơn là những bạn học cao đẳng hay trung cấp, bên cạnh nếu có thể các bạn hãy học lên các hàm vị cao hơn: thạc sỹ, tiến sĩ … thì cơ hội thăng tiến cũng đến với bạn nhiều hơn. Còn tại sao phải học ngoại ngữ và bằng đỏ (khá) thì đấy là 1 phần yếu tố giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ (đại học) khác. Các bạn thử nghĩ, cùng là sinh viên mới ra trường, cùng chuyên ngành đào tạo, và đều phù hợp với vị trí tuyển dụng thì nhà tuyển dụng họ sẽ chọn ai? Và khi mà có cả đống hồ sơ dự tuyển như vậy họ sẽ lọc theo hình thức nào? Liệu bạn có qua được mà đến vòng phỏng vấn? Vậy nên, hãy cố gắng hết mình đi, cố gắng ra trường càng sớm càng tốt, đừng lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, hãy trang bị cho mình những gì cần thiết nhất để có thể chiến đấu với công việc sau này. Chúc các bạn năm mới nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống!


Ngô Kiên

3 comments: